Huyện Mang Thít: Đường dây chạy án hình sự của “bà trùm” lô đề và cho vay nặng lãi Đặng Thị Diễm Thu

 Tác giả:  Đoàn Hải Phong

Huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, gần đây trở thành tâm điểm của dư luận khi một loạt thông tin về đường dây chạy án liên quan đến bà Đặng Thị Diễm Thu được tố cáo. Bà Thu được xem như “bà trùm” trong giới lô đề và cho vay nặng lãi, những hoạt động phi pháp đã làm rõ một hệ thống chạy án tinh vi, có liên quan đến nhiều cán bộ thẩm quyền.

Câu chuyện bắt đầu

Theo thông tin tố giác tội phạm của người dân ngụ ấp Phú Thạnh A, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, vào buổi sáng ngày 15/7/2024, Công an Vĩnh Long đã tiến hành truy quét hoạt động đánh bạc và bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 1988) tại nhà riêng. Được biết, lúc 9 giờ 55 phút sáng, Nhàn đang nằm ngủ trên võng thì bị lực lượng công an xông vào nhà “úp sọt” đánh đập túi bụi và bị bắt tạm giam với cáo buộc liên quan đến việc cá cược trong trận chung kết bóng đá châu Âu. Lúc bị bắt đi, trong người Nhàn chỉ có 500 nghìn đồng để chuẩn bị đi chợ.

Theo gia đình Nguyễn Thanh Nhàn, việc bị công an bất ngờ xông vào nhà đánh đập và quá trình tạm giam gần 3 tháng đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ tâm thần cho Nhàn. Nhưng đây chỉ là bắt đầu cho những khuất tất trong hệ thống tòa án và công an huyện Mang Thít.

Những cáo buộc nghiêm trọng

Theo thông tin tố giác tội phạm của gia đình ông Nguyễn Thanh Nhàn, kể từ sau khi ông Nhàn bị bắt tạm giam thì có nhiều người trong đường dây môi giới hối lộ liên hệ gia đình. Trong đó có bà Đặng Thị Diễm Thu, sinh năm 1982, ngụ tại xã Tân An Hội, huyện Mang Thít, đã sử dụng âm mưu và đường dây chạy án để thao túng những quyết định từ cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, và Tòa án nhân dân huyện Mang Thít. Theo thông tin tố cáo, bà Thu liên tục đề nghị gia đình ông Nhàn chuẩn bị 300 triệu đồng để chạy án.

Bà Thu tuyên bố rằng, nhờ có sự “tín nhiệm” của nhiều lãnh đạo các cơ quan như ông Nguyễn Thanh Tuấn (Phó trưởng Công an huyện Mang Thít), ông Phạm Hồng Minh (Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mang Thít), và ông Trương Tấn Đồng (Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Mang Thít), việc giảm án hoặc “trắng án” cho ông Nhàn hoàn toàn có thể thực hiện nếu gia đình chịu chi trả số tiền trên. Bên cạnh đó, bà Thu còn khẳng định các đối tượng khác trong vụ án như Thi Thanh Nhã, Dương Văn Chính, và Lâm Nhật Nguyên đã hoàn tất việc “lo lót” nên được hưởng các quyền lợi như tại ngoại hoặc án treo.

Những khuất tất trong quá trình xử lý vụ án

Bà Thu không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu tiền chạy án, mà còn cung cấp thông tin chi tiết về các bước đi của cơ quan điều tra và tòa án. Gia đình ông Nhàn cho biết bà Thu thường xuyên báo trước về các quyết định của Viện Kiểm sát và Tòa án, thậm chí trước khi các quyết định này được chính thức công bố. Điều này đặt ra nghi vấn lớn về sự minh bạch và liêm chính trong hệ thống pháp luật tại địa phương.

Ngoài ra, theo tố cáo, bà Thu đã sử dụng khoản tiền 40 triệu đồng (20 triệu cho Công an tỉnh, 20 triệu cho Công an huyện) để “bôi trơn” và “mớm cung” các nhân chứng nhằm đổ hết trách nhiệm cho ông Nhàn. Trong khi đó, các đối tượng như Thi Thanh Nhã và Dương Văn Chính dù bị bắt cùng thời điểm nhưng nhanh chóng được tại ngoại nhờ sự can thiệp từ bà Thu.

Hệ quả nghiêm trọng cho gia đình bị can

Hệ thống chạy án không chỉ làm tổn hại đến sự công bằng của pháp luật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình ông Nguyễn Thanh Nhàn. Sau thời gian bị tạm giam, ông Nhàn rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, với biểu hiện suy sụp tâm thần và không thể giao tiếp bình thường. Gia đình đã yêu cầu đưa ông Nhàn đi giám định tâm thần nhưng bị Tòa án từ chối. Theo lời gia đình, thẩm phán Trương Tấn Đồng khẳng định rằng việc giám định tâm thần là quyền của tòa, không phải quyền của gia đình.

Điều đáng nói, trong khi ông Nhàn phải chịu sự giám sát chặt chẽ và bị cấm rời khỏi nơi cư trú, các đối tượng khác trong vụ án như Thi Thanh Nhã và Dương Văn Chính lại được hưởng nhiều ưu đãi không rõ lý do, gây phẫn nộ trong dư luận.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm của Nguyễn Thanh Nhàn theo tâm lý học

Theo các thông tin được cung cấp, trước và trong thời gian bị tạm giam, ông Nguyễn Thanh Nhàn đã gặp phải các sự kiện sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Cụ thể, ông Nhàn bất ngờ bị lực lượng công an xông vào đánh đập và áp giải khi đang ngủ tại tại nhà riêng, trong trại giam thì Nhàn bị ám ảnh bởi việc nhìn thấy ba hồn ma (hai nam và một nữ mặc áo tím) trong trại giam, sau đó lại chứng kiến cái chết của Nguyễn Văn To, người bị tạm giam vì tội trộm cắp một cái thang xếp, bị đánh đập đến chết sau 3 ngày bị giam. Nhàn đã trò chuyện với To vào đêm trước khi To qua đời, sáng hôm sau, Nhàn trông thấy công an kéo xác To ngang phòng giam, mình mẩy To bị đánh bầm tím, hai mắt lồi ra, trên người To chỉ có một cái quần sọt che thân. Đến khi được tại ngoại, Nhàn từng kể lại với gia đình về cảnh tượng kinh hoàng khi chứng kiến cái chết của To, ngày hôm sau thì Nhàn ú ớ như người bị á khẩu và mất lý trí cho đến nay. Dựa trên lý thuyết tâm lý học, các yếu tố dẫn đến trầm cảm của ông Nhàn bao gồm:

Chấn thương tâm lý (Trauma): Việc bản thân bị bạo lực, chứng kiến cảnh bạo lực và cái chết trong môi trường giam giữ là một dạng chấn thương tâm lý nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu tâm lý học, trải nghiệm bạo lực có thể dẫn đến hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm kéo dài.

Sự cô lập và môi trường tù túng: Thời gian bị tạm giam kéo dài trong điều kiện khắc nghiệt làm gia tăng cảm giác cô đơn, mất đi sự kết nối với gia đình và xã hội. Sự cô lập xã hội là một yếu tố nguy cơ lớn gây trầm cảm, đặc biệt khi người bị giam không có khả năng tiếp cận hỗ trợ tâm lý.

Tâm lý sợ hãi và mất niềm tin: Việc chứng kiến sự lạm quyền và bạo lực trong trại giam có thể khiến ông Nhàn mất niềm tin vào hệ thống pháp luật và con người xung quanh. Điều này góp phần làm tăng cảm giác bất lực, một yếu tố điển hình trong cơ chế gây trầm cảm.

Yếu tố sinh học: Sang chấn tâm lý kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hóa học trong não bộ, đặc biệt là serotonin và dopamine, các chất dẫn truyền thần kinh có vai trò điều tiết cảm xúc.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn bị “thân tàn ma dại”
sau khi ra khỏi trại tạm giam Công an huyện Mang Thít (ảnh do gia đình cung cấp)

Lời kêu gọi từ phía gia đình ông Nguyễn Thanh Nhàn

Gia đình ông Nhàn đã nhiều lần gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng, yêu cầu điều tra và làm rõ sự thật. Họ hy vọng rằng những kẻ lợi dụng chức quyền để trục lợi sẽ bị đưa ra ánh sáng, trả lại sự công bằng cho người dân. Đồng thời, họ mong muốn ông Nhàn được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong tình trạng sức khỏe hiện tại.

Sự việc tại huyện Mang Thít không chỉ phản ánh những vấn đề tồn tại trong hệ thống pháp luật địa phương mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về nạn tham nhũng và lạm quyền. Dư luận đang chờ đợi những động thái mạnh mẽ từ phía các cơ quan chức năng để bảo vệ công lý và lòng tin của người dân đối với pháp luật.


Nghe những audio sau (bấm vào liên kết để nghe):

Tới nhà Thu

Nhã thừa nhận hối lộ cho Dũng xói và Tuấn

Thu yêu cầu chuẩn bị tiền chạy án

Hài trung gian chạy án

Út Ba

Gọi Thu

Thu 1

Thu 2

Út Ba nói về Thu đòi tiền chạy án

Công an Bình Đen hướng dẫn lo tiền bà Thu chạy án


Nhận xét