HUỲNH HỮU ĐỨC - KHI NHÀ GIÁO TRỞ THÀNH CHÍNH KHÁCH: QUYỀN LỰC LÀM THA HÓA CON NGƯỜI


Văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng lớn bởi triết lý Nho gia, cũng vì thế đạo làm người quân tử của Nho gia đã đi sâu vào tâm tưởng, tiềm thức người Việt. Vào triều đại nhà Trần, thầy giáo Chu Văn An được người Việt tôn vinh là “vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời), là một “hình mẫu” về người thầy Việt Nam. Đại Việt Sử ký toàn thư viết về Chu Văn An như sau: “An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đổ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy”. Vào thời vua Trần Dụ Tông, thời thế suy vi, triều đình lũng đoạn, Chu Văn An khi ấy làm quan Tư nghiệp Quốc Tử Giám (Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám, thầy dạy học của vua Dụ Tông), lấy tư cách là thầy dạy học của vua để khuyên răn và dâng “Thất trảm sớ” xin chém đầu bảy tên nịnh thần nhưng vua không chấp thuận, Chu Văn An lập tức từ quan về quê dạy học, tận tụy với học trò cho đến ngày cuối đời.

“Người thầy” theo quan niệm của người Việt là một con người mẫu mực cả về đạo đức và trí tuệ, không ngừng học tập, biết rèn luyện, tự sửa nhân cách trong sạch thanh cao, hướng đến điều thiện, giữ gìn lẽ phải, làm tròn đạo vua - tôi.

Trong xã hội ngày nay, có nhiều trường hợp Nhà giáo làm quan, họ cũng bước vào chính trường như thầy Chu Văn An nhưng không giữ gìn được khí tiết của bậc tiền nhân. Quyền lực làm tha hóa con người, đây là một chân lý được đề cập trong Chủ nghĩa Marx - Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nhân vật điển hình trong bài viết này là Nhà giáo Huỳnh Hữu Đức, Cựu Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, Nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long. Ông Huỳnh Hữu Đức là tiêu biểu về một con người bị quyền lực làm tha hóa biến chất từ nhân tướng đến nhân cách.

Ông Huỳnh Hữu Đức

Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Hữu Đức

Cha Đức là ông Mã Văn Thành (Chủ tịch đảng Dân chủ huyện Cái Nhum thời Việt Nam Cộng hòa trước 30/4/1975), sau giải phóng khai tên Huỳnh Hữu Thành để trốn học tập cải tạo. Con trai thứ năm của ông Thành cũng đổi họ từ Mã Hữu Đức sang Huỳnh Hữu Đức, là vị Cựu Chủ tịch UBND huyện Mang Thít mà chúng ta bàn luận.

Anh em ruột: Huỳnh Hữu Lý (Giáo viên cấp 2-3 Mỹ Phước), Huỳnh Thị Màu (Giáo viên trường THCS Mỹ An đã về hưu), Huỳnh Thị Vẹn (Giáo viên THCS Mỹ An), Huỳnh Thị Thêu (Hiệu phó tiểu học Mỹ An A), Huỳnh Hữu Truyền (không có bằng y/dược trong tay nhưng được anh trai lo việc vào làm nhà thuốc ở Trạm Y tế xã Mỹ An, sau đó mới đi học dược để hợp thức hóa bằng cấp).

Huỳnh Hữu Đức khởi đầu là một thầy giáo nghèo, sau khi tốt nghiệp cao đẳng thì giảng dạy ở trưởng cấp II huyện Cầu Ngang (Trà Vinh). Sau đó bỏ việc về xã Mỹ An, huyện Mang Thít xin dạy Trường cấp I-II Mỹ An. Nhờ bên vợ có chút quyền lực, Huỳnh Hữu Đức từ một giáo viên quèn thăng hoa làm Hiệu phó rồi Hiệu trưởng Trường cấp I-II Mỹ An. Trước khi Đức bước vào chính trường làm Phó Chủ tịch xã Mỹ An, Đức đã chiếm dụng số tiền 19.000.000 VNĐ là tiền quỹ của Hội Phụ Huynh Học Sinh. Trước khi chuyển đến làm việc ở UBND xã Mỹ An, Đức ra quyết định kỷ luật 10 giáo viên của Trường cấp I-II Mỹ An để trả thù cá nhân. Từ “bệ phóng” là chức Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ An, Đức thăng chức Chủ tịch xã Mỹ An.

Đến khi xã Mỹ An tách ra thành hai xã Mỹ An và Mỹ Phước, Đức giữ chức Chủ tịch xã Mỹ Phước, đến địa bàn mới, Đức đã lợi dụng Trần Trung Tín (là Phó Chủ tịch xã) lấy tiền ngân sách cho Đức lót đường chạy chức lên cấp huyện, để Tín gánh tội thay, Đức hứa sẽ chạy án lo cho Tín thoát tội. Nhờ tài nịnh hót giỏi, Đức thăng chức Phó Chủ tịch huyện Mang Thít rồi lại thăng hoa lên chức Chủ tịch huyện Mang Thít (nhiệm kỳ 2004 - 2008). Trong thời gian giữ chức Chủ tịch huyện Mang Thít, Đức làm nhiều chuyện vi phạm pháp luật, mất đạo đức, mất tư cách nên bị phe cánh của Anh Ba Cao Đài “bốc phốt” làm Đức mất chức, sau đó Anh Ba Cao Đài kế nhiệm chức Chủ tịch huyện của Đức.

Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, phải bắt buộc lựa chọn giữa về hưu non và chạy chức, Đức chạy lo việc làm ở Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Long nhưng bị chê không có bằng đại học sư phạm, Đức xin qua làm Phó Giám đốc Sở Công nghiệp Vĩnh Long và “tậu” bằng cử nhân quản lý hành chính. Sau đó Đức bị “đá” sang làm Phó Giám đốc Sở xây dựng và hiện nay đã nghỉ hưu.

Sau đây là một số thành tích tham nhũng nổi bật của Cựu Chủ tịch UBND huyện Mang Thít Huỳnh Hữu Đức:

- Khai báo két sắt có chứa 1 tỉ đồng của UBND huyện Mang Thít bị nước lũ cuốn trôi mất do hậu quả của cơn bão số 5, nhằm mục đích biển thủ tiền công quỹ.

- Chiếm dụng đất ở Cồn An Hương (xã Mỹ An), theo một bài viết đăng trên báo Người Lao động vào ngày 07-07-2008, ông Huỳnh Hữu Đức (khi đó là Phó Giám đốc Sở Công nghiệp) chiếm dụng đất cồn với 25.581 m2. (Nguồn bài viết: https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/them-mot-con-quan-tinh-o-vinh-long-231146.htm)

- Chiếm dụng đất mặt bằng ven đường tỉnh 902 ở khu Chợ Mỹ An liền kề tiệm vàng Mộng Cầm.

- Lợi dụng chức vụ và quyền hạn Chủ tịch huyện xử ép công dân, để cho Thái Văn Bọ cướp đất của người bà con gần khu đất của Út Mười Bộ (thuộc ấp Hòa Long, xã Mỹ An), được Thái Văn Bọ chia cho Đức nhiều lô đất nơi đây. Lô đất này hiện tại do vợ chồng Huỳnh Thị Vẹn (em ruột của Đức) và Trần Ngọc Linh (em rể) đứng tên.

- Quản lý hành chính dốt nát, tham ô, nhũng nhiễu gây oan sai nhiều vụ việc tranh chấp đất đai.

- Dung túng cho Huỳnh Hữu Lý (em ruột của Đức) là thầy giáo nhưng thường qua lại với các băng nhóm giang hồ “xã hội đen” để thanh trừng những phe phái đối lập.

- Để anh em ruột “dựa hơi” quyền lực để gây bè kết phái, tạo nên sóng gió ở trường Tiểu học Mỹ An A và Trường THCS Mỹ An.

Huỳnh Hữu Đức với khởi điểm từ một thầy giáo nghèo bước chân vào chính trường, từng có khoảng thời gian nắm quyền lực cao nhất của một huyện, đến ngày về hưu đã tích lũy được khối tài sản đồ sộ, trở thành một đại gia đứng vào hàng bậc nhất của xã Mỹ Phước.

Người xưa nói “Một người làm quan, cả họ được nhờ” quả thực không sai, những Nhà giáo có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với Huỳnh Hữu Đức đều được kết nạp đảng Cộng sản Việt Nam, được cấp trên nâng đỡ, gây bè kết phái làm nhiều điều sai trái nhưng không một cấp trên nào dám áp dụng hình thức chế tài, kỷ luật. Chẳng hạn như:

- Cô giáo Huỳnh Thị Vẹn, dạy trường THCS Mỹ An làm thầu số đề lớn nhưng để bà Hương (con gái ông Năm Ngỗng) gánh tội thay. Chồng của cô Vẹn, thầy giáo Trần Ngọc Linh cũng dạy trường THCS Mỹ An từng bị tố cáo không đánh giá khách quan năng lực người học, không cho học sinh làm bài kiểm tra nhưng vẫn có điểm nộp lên Ban giám hiệu, không những thế còn mua chuộc, xúi giục học trò khai gian để bao che cho Linh. Thầy Linh còn khoe khoang có bạn thân học chung khóa là Trương Thanh Nhuận, hiện tại là Quyền Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long đỡ đầu, Nhuận sẵn sàng giải quyết người tố cáo giúp Linh. Thầy Linh còn kinh doanh bán quần áo thể dục cho học sinh Trường THCS Mỹ An, việc kinh doanh sinh lợi nhuận, nhưng thầy Linh vẫn thiếu nợ anh Long hơn 10 năm không trả.

Trần Ngọc Linh phát lì xì Tết để lấy lòng học sinh không tố cáo vi phạm

- Còn cô giáo Huỳnh Thị Thêu là Hiệu phó trường Tiểu học Mỹ An A bao che anh rể Trần Ngọc Linh, gửi tin nhắn răn đe học sinh tố cáo thầy Linh.

- Thầy giáo Huỳnh Hữu Lý thường dùng luật giang hồ để đe dọa những ai “chướng mắt”, thầy giáo Lý trở nên giàu có vì giúp anh trai Hữu Đức kinh doanh bất động sản.

- Cô giáo Huỳnh Thị Màu cũng tham gia giúp anh trai đứng tên bất động sản ở ấp Hòa Long, xã Mỹ An.

Quyền lực làm tha hóa con người là có thật, nó xuất phát từ lòng ích kỷ, ham tư lợi, ham vật chất. Điều đáng nói những con người tha hóa là những Nhà giáo đang đứng trong hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam,­ đảng viên Huỳnh Hữu Đức và những người có mối quan hệ ruột thịt với Đức là những “con sâu làm sầu nồi canh” từng ngày làm hạ uy tín của Đảng Cộng sản trong mắt người dân. Mặc dù Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định rằng:

Ðiều 2. Ðảng viên có nhiệm vụ:

  1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Ðảng.
  2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
  3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.
  4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Ðảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định”.

Nhận xét