Vào sáng sớm ngày 17/3/2020, người dân xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít lượm được nhiều “tờ rơi” với nội dung như sau:
Nội dung tờ giấy không có gì là phản động, tuyên truyền chống phá nhà nước. Tuy nhiên, có nhiều đồng chí công an nhận nhiệm vụ lượm tờ rơi và răn đe người dân Mỹ Phước không được phát tán.
1. Thực hư về thông tin in trên “tờ rơi” ngày 17/3/2020
Thông tin thứ nhất: 14 giờ, ngày 16/3/2020 đã xảy ra chuyện gì?
Theo lời kể của nhiều người dân Mang Thít, vào đầu giờ chiều ngày 16/3/2020, tại UBND huyện Mang Thít có cuộc họp Hội đồng kỷ luật một nữ giáo viên dạy môn Lịch Sử của Trường THCS Mỹ An. Nữ giáo viên này bị một giáo viên khác trong trường tố cáo có tư tưởng lệch lạc, không đúng với quan điểm, tư tưởng của đảng, kêu gọi biểu tình,…đăng tải, phát tán quan điểm trên mạng xã hội Zalo.
Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm 5 người:
- Ông Nguyễn Văn Diên - Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, Chủ tịch Hội đồng kỷ luật.
- Ông Nguyễn Văn Hoằng - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Mang Thít.
- Ông Nguyễn Văn Bớt - Trưởng Phòng Nội vụ huyện Mang Thít.
- Ông Đỗ Phi Sơn - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít
- Ông Nguyễn Văn Hòa - Hiệu trưởng trưởng THCS Mỹ An.
Vậy thông tin về cuộc họp hội đồng kỷ luật này là có thật.
Thông tin thứ hai: Cô giáo có “bất tỉnh ngã xuống giữa cuộc họp”? Nhiều người gần UBND huyện Mang Thít nhìn thấy nữ giáo viên đi họp Hội đồng kỷ luật ngày 16/3/2020 bị ngất xỉu, khiến cả cơ quan UBND huyện cuống cuồng. Cuộc họp hội đồng kỷ luật vì thế mà bị gián đoạn, không kết thúc được.
Thông tin thứ ba: Ông Năm Thẹo và Bà Võ Thị Sáu đã từng lăng mạ Chủ tịch Nguyễn Văn Diên?
Trong lúc các đồng chí công an lượm những “tờ rơi” vung vãi khắp đường tỉnh 902 ở địa bàn xã Mỹ Phước huyện Mang Thít, chính miệng Ông Năm Thẹo (Ông Võ Bé Năm) và Bà Võ Thị Sáu đã thừa nhận có “chửi” Chủ tịch Nguyễn Văn Diên trong cuộc họp ra mắt Hội đồng Nhân dân ba cấp tại xã Chánh Hội, huyện Mang Thít.
Ông Võ Bé Năm và Bà Võ Thị Sáu đều là những người có công với cách mạng, nhưng về sau này họ bị chèn ép, đã viết đơn và gõ cửa nhiều cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan truyền thông để kêu oan nhưng không được ai phản hồi. Ông Năm và Bà Sáu có xung đột gì với ông Nguyễn Văn Diên, đến mức phải “chửi” ông Diên trước mặt hơn 700 người?
Ông Võ Bé Năm (thường gọi là Năm Thẹo), sống ở xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, là thương binh, con ruột của liệt sĩ Võ Văn Mừng và Bà Võ Thị Sáu (thường gọi là bà Sáu Mừng). Ông Bé Năm gửi đơn tố cáo đến Chủ tịch Nguyễn Văn Diên để tố cáo ông Võ Tấn Khải (nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước, nay là Chủ tịch UBND xã Chánh Hội) về hành vi lạm dụng quyền hạn vi phạm Luật Đất đai, Luật Hành chính, áp bức gia đình liệt sĩ. Chủ tịch Diên đã ra văn bản trả lời tố cáo bằng kết luận “tố cáo sai” và kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Võ Tấn Khải. Văn bản của Chủ tịch Diên ký khiến ông Bé Năm không hài lòng, dẫn đến sự kiện “chửi” Chủ tịch Diên trước cuộc họp ra mắt Hội đồng nhân dân ba cấp ở xã Chánh Hội.
(Đây là Văn bản số 94/KL-UBND do Chủ tịch Nguyễn Văn Diên ký ngày 19/7/2018: Click vào để xem)Bà Võ Thị Sáu, ngụ ấp Định Thới B, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, là cán bộ tham gia Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, được Nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba. Mâu thuẫn giữa bà Sáu và Chủ tịch Nguyễn Văn Diên xảy ra gần 20 năm, từ thời Chủ tịch Diên còn giữ chức Chủ tịch UBND xã An Phước. Bà Sáu đã theo đuổi việc tố cáo Chủ tịch Diên suốt nhiều năm liền. Hiện tại, Bà Sáu vẫn còn tiếp tục tố cáo Chủ tịch Diên lên cấp trên và đã đăng ký gặp ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long để trình bày sự việc. Sau đây là một số giấy tờ và đơn của Bà Sáu:
Giấy xác nhận khen thưởng: Click vào để xemVụ việc này xảy ra trên Group Chat (Nhóm trò chuyện) gồm 36 giáo viên trường THCS Mỹ An, được thực hiện bằng ứng dụng mạng xã hội Zalo của Công ty CP Vinagame (VNG) phát hành. Nếu các bạn sử dụng Zalo sẽ biết ứng dụng này có 2 tính năng chính gồm: đăng cảm nghĩ và Chat (nói chuyện phím), tính năng Chat sẽ bao gồm trò chuyện cá nhân và trò chuyện nhóm (Group chat).
Tính năng đăng cảm nghĩ trên ứng dụng Zalo
Đối với tính năng đăng cảm nghĩ, sau khi chúng ta nhập văn bản sẽ chọn chữ “Đăng” và tùy chỉnh “Quyền xem” cảm nghĩ. (Xem ảnh sau)Còn tính năng chat (nói chuyện phím), khi chúng ta nhập văn bản sẽ chọn chữ “Gửi” để gửi tin nhắn đi, tính năng Group chat (Nhóm trò chuyện) thường sử dụng nội bộ trong các cơ quan, trường học để thông tin khẩn cấp, hoặc trao đổi về một vấn đề cần bàn luận. Chức năng Chat là cục bộ, chỉ những người tham gia cuộc trò chuyện mới nhìn thấy, không một ai ngoài những người tham gia nhóm trò chuyện biết được nội dung cuộc trò chuyện. (Xem ảnh)
Tính năng Chat của ứng dụng Zalo trên máy tính
Cũng giống như những cơ quan khác, Đơn vị sự nghiệp công lập Trường THCS Mỹ An trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít, cũng tạo một Group Chat (Nhóm trò chuyện) để thông báo những thông tin quan trọng, trao đổi về vấn đề nghề nghiệp, xã hội. Group Chat của Trường THCS Mỹ An khi xảy ra sự việc trên gồm 36 thành viên, là 36 giáo viên của trường THCS Mỹ An, 100% họ là những Nhà giáo có tuổi đời, tuổi đảng, tuổi nghề, nhiều năm gắn bó với ngành giáo dục. Họ là những người có trí tuệ, có học vấn sâu rộng, uyên bác, đủ khả năng để nhận thức những tin nhắn của nữ giáo viên có vi phạm pháp luật hay không.
Lẽ ra, không một ai ngoài 36 người trong Group Chat biết họ đã trao đổi những gì, làm những việc gì. Chỉ đến khi có một thành viên trong nhóm 36 người tố cáo nặc danh một nữ giáo viên trong nhóm, thành viên này in những tin nhắn ra gửi khắp nơi thì những tin nhắn trong Group chat nội bộ Trường THCS Mỹ An mới bị phát tán đến những người làm việc nhà nước, rồi đến người dân cả huyện Mang Thít.
Trong Group Chat có một giáo viên bá đạo, thường ỷ thế vào anh vợ là ông Huỳnh Hữu Đức (Cựu Chủ tịch UBND huyện Mang Thít), lấy tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam làm mưa làm gió ở Trường THCS Mỹ An, đó là thầy Trần Ngọc Linh. Ông Trần Ngọc Linh lấy thân phận em rể Cựu Chủ tịch huyện Huỳnh Hữu Đức, là bạn thân học cùng khóa với Quyền Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long Trương Thanh Nhuận nên được cấp trên bao che, rất mực cưng chiều mà trở nên hư đốn, gian xảo, mất đạo đức Nhà giáo. Cả Hiệu trưởng tiền nhiệm là ông Tăng Vĩ Huy (nay là Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít) và Hiệu trưởng đương nhiệm là ông Nguyễn Văn Hòa đều e dè, kiêng nể ông Trần Ngọc Linh. Riêng Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa là người độc đoán nhưng nhu nhược, để Trần Ngọc Linh lộng hành, lập bè phái với Phó Hiệu trưởng Châu Chánh Ngôn ức hiếp những giáo viên cô thế trong Trường THCS Mỹ An.
Chính giáo viên Trần Ngọc Linh thừa nhận với mọi người đã tố cáo nữ giáo viên này, dùng quyền thế của anh vợ Huỳnh Hữu Đức và bạn thân là Quyền Giám đốc Sở Trương Thanh Nhuận để làm to chuyện, thành lập cả một Hội đồng kỷ luật “khủng” để xử lý một viên chức nhỏ bé vào ngày 16/3/2020. Tại sao Admin khẳng định là Hội đồng kỷ luật “khủng”? Admin sẽ giải đáp ngay bây giờ:
Thứ nhất, ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật nữ giáo viên này?
Nữ giáo viên bị đưa ra kỷ luật là viên chức của “đơn vị sự nghiệp công lập” - Trường THCS Mỹ An, nữ giáo viên này làm Chủ tịch công đoàn của Trường THCS Mỹ An, là một viên chức quản lý, theo Khoản 1, Điều 3, Luật Viên chức 2010. “1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý”.
Về thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức, theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP Quy định về xử lý viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả viên chức, tại Khoản 1 Điều 14 quy định: 1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Theo đó, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm nữ giáo viên này sẽ là người tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Cơ quan có thẩm quyền là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít, cơ quan quản lý Trường THCS Mỹ An. Người có thẩm quyền kỷ luật là Thầy Đỗ Phi Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít.
Về thành phần của Hội đồng kỷ luật viên chức quản lý của Đơn vị sự nghiệp công lập, theo Khoản 2 Điều 17 của Nghị định 27/2012/NĐ-CP:2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức; b) Một ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức; c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức; d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức; đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.
Theo điểm a, Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức, người đó chính là Thẩy Đỗ Phi Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT, hoặc một trong hai Phó Trưởng phòng là Thầy Tăng Vĩ Huy và Thầy Nguyễn Văn Bảy. Theo điểm b, ủy viên là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức, người đó chính là Thầy Nguyễn Văn Hòa – Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ An hoặc Thầy Châu Chánh Ngôn – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ An.
Những thành viên còn lại của Hội đồng kỷ luật chắc chắn không phải là Chủ tịch UBND huyện Mang Thít Nguyễn Văn Diên. Từ lúc nhậm chức Chủ tịch UBND huyện đến nay, Chủ tịch Diên thực hiện nhiệm vụ tốt hơn những người tiền nhiệm, luôn chăm lo, giải quyết mọi hoạt động lớn nhỏ, trong huyện Mang Thít. Có lẽ, sở dĩ Chủ tịch Diên đích thân làm Chủ tịch Hội đồng kỷ luật viên chức là do cơ quan bổ nhiệm viên chức và cơ quan quản lý viên chức (Phòng GD&ĐT và Trường THCS Mỹ An) đùn đẩy trách nhiệm cho Chủ tịch Diên. Cũng dễ giải thích lý do của sự đùn đẩy này, người đứng đầu cơ quan quản lý khối giáo dục – đào tạo chủ yếu xuất thân từ các Nhà giáo, chẳng hạn Thầy Hòa dạy Hóa – Sinh, Thầy Phi Sơn dạy Toán, chưa từng qua trường lớp luật hành chính nên không dám tự ý đứng ra thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức, để nhọc công Chủ tịch Diên phải đích thân đứng ra xử lý kỷ luật một viên chức nhỏ bé.
Thứ hai, xử lý kỷ luật nữ giáo viên Trường THCS Mỹ An có quá nặng tay?
Nhiều người xác nhận rằng nữ giáo viên này sống hòa đồng với mọi người, bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng trong cơ quan thường cho ý kiến góp ý về những hành vi tiêu cực, bênh vực lẽ phải. Cũng có lẽ vì lý do này mà có một số người ganh ghét, xem như “cái gai trong mắt”, muốn bày trừ để tránh hậu họa về sau.
Ở phần trên, admin đã giải thích về chức năng Group Chat của ứng dụng Zalo, nữ giáo viên nhắn tin trao đổi trong Group Chat gồm 36 giáo viên Trường THCS Mỹ An. Chỉ nội bộ 36 người thấy được tin nhắn của nhau, nhưng do giáo viên Trần Ngọc Linh (một thành viên của Group Chat) in những tin nhắn ra giấy để tố cáo nặc danh, phát tán hình ảnh và tin đồn về nữ giáo viên này có quan điểm lệch lạc, không đúng với quan điểm, tư tưởng của đảng, kêu gọi biểu tình. Nội dung tin nhắn như thế nào, chỉ có 36 người giáo viên thấy và hiểu.
Ở phần này admin sẽ phân tích những quy định pháp luật xem nữ giáo viên Trường THCS Mỹ An có xứng đáng bị kỷ luật không?
Căn cứ theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP Quy định về xử lý viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả viên chức, tại Điều 4 quy định:
“Điều 4. Các trường hợp xử lý kỷ luật Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
- Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;
- Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Hành vi gửi tin nhắn vào Group Chat Trường THCS Mỹ An của nữ giáo viên không liên quan đến các Khoản 2, 3 và 4 của Điều 4, Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Vậy chỉ còn lại Khoản 1 “vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức”, chiếu theo quy định có liên quan trong Luật Viên chức 2010 là các Điều 16, 17, 18 và 19.
Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và các nghĩa vụ sau:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;
2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Điều 19. Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, nữ giáo viên này bị cáo buộc vào Khoản 4 Điều 19, “Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội”. Vậy thế nào là “lợi dụng hoạt động nghề nghiệp”? “Hoạt động nghề nghiệp” của viên chức quy định tại Điều 4 Luật Viên chức 2010: là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nữ giáo viên này dạy môn Lịch Sử, chỉ gửi tin nhắn trao đổi trong Group Chat với 35 đồng nghiệp khác, không đứng trên bục giảng để dạy học sinh nên không thể gọi là “lợi dụng hoạt động nghề nghiệp”.
Như vậy, nếu xem xét kỹ lưỡng từng quy định của pháp luật thì trường hợp của nữ giáo viên này không có trong quy định “Các trường hợp bị kỷ luật” theo Điều 4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Có thể khẳng định, hành vi của nữ giáo viên này không đến mức bị kỷ luật, việc thành lập Hội đồng kỷ luật để xử lý nữ giáo viên này là quá đáng và dùng quyền uy bức ép.
Lỗi là do sự yếu kém pháp luật hành chính của những người có thẩm quyền giải quyết vụ việc, từ khâu tiếp nhận thụ lý đơn tố cáo nặc danh đã có vấn đề (gửi sai cơ quan có thẩm quyền, đơn tố cáo không có cơ sở pháp lý, không chỉ ra được hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật), đến khâu xác định lỗi vi phạm không rõ ràng, dẫn dến oan sai cho người bị tố cáo. Rồi đùn đẩy trách nhiệm cho Chủ tịch Diên đích thân xử lý kỷ luật viên chức không thuộc thẩm quyền của mình. Có lẽ, đã đến lúc phải kiến nghị với Quốc Hội, Chính phủ về vấn đề bắt buộc những cán bộ, công chức quản lý ngành giáo dục phải có bằng đại học Luật để quản lý nhân sự tốt hơn.
Một nguyên nhân khác khiến “chuyện bé xé ra to” vì phía người tố cáo nặc danh - Ông Trần Ngọc Linh gây áp lực cho các Nhà giáo làm nhiệm vụ quản lý giáo dục - đào tạo huyện Mang Thít, ông Linh lấy uy quyền em rể Cựu Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, là bạn thân học cùng khóa với Quyền Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trương Thanh Nhuận, và lấy tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam để gây sức ép cho các “sếp” lãnh đạo Trường, Phòng GD&ĐT phải kỷ luật nữ giáo viên này.
Ngoài ra, Admin cũng xin giới thiệu thêm, Zalo là một ứng dụng “thuần Việt”, được đảng và nhà nước kiểm duyệt rất chặt chẽ, chỉ cần phát hiện hành vi vi phạm luật được “Đăng” cảm nghĩ hoặc “Gửi” tin nhắn trao đổi trên Zalo thì các chiến sĩ công an làm công tác an ninh mạng sẽ vào cuộc, mời đến cơ quan điều tra (trụ sở công an) để làm việc. Tất cả những hành vi đánh bạc, trộm cắp, vận chuyển trái phép chất ma túy, chống phá đảng và nhà nước được thực hiện bởi ứng dụng Zalo đều bị theo dõi, không một ai có thể thoát tội. Nếu nữ giáo viên Trường THCS Mỹ An xúc phạm Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Marx – Lenin thì đã bị cơ quan công an mời đến trụ sở trước khi bị ông Trần Ngọc Linh tố cáo.
2.2. Về mâu thuẫn giữa Ông Năm Thẹo, Bà Võ Thị Sáu và Chủ tịch Nguyễn Văn Diên
Nhiều người chứng kiến sự kiện Ông Năm Thẹo và Bà Võ Thị Sáu lăng mạ ông Diên trong buổi ra mắt Hội đồng nhân dân 3 cấp ở xã Chánh Hội, họ kể lại rằng ông Diên đã công khai nhận khuyết điểm trước mặt các cử tri, những sai sót trước đây của ông xảy ra vì “lúc đó còn non trẻ”.
Ngoài ra, Bả Võ Thị Sáu cũng kể cho mọi người nghe về câu chuyện vợ của Chủ tịch Nguyễn Văn Diên là Bà Bùi Thị Mãnh kiếm tiền bằng cách làm giấy khai sinh giả cho người đi vượt biên, sau đó bị phát hiện và bị khởi tố, nhận bản án 2 năm tù treo. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Bộ Luật Hình sự hiện hành: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, vợ của Chủ tịch Diên vi phạm pháp luật hình sự không ảnh hưởng đến Chủ tịch Diên.
Trong bài viết này, admin chỉ nhìn nhận ở góc độ khách quan, tính đến thời điểm hiện tại, Chủ tịch Nguyễn Văn Diên là vị Chủ tịch huyện khá tốt từ trước đến nay mà huyện Mang Thít có được. Làm người ai cũng có khuyết điểm, lỗi lầm, một người biết nhận khuyết điểm thì sẽ có khả năng khắc phục khuyết điểm. Tục ngữ nói: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, chúng ta hãy để Chủ tịch Nguyễn Văn Diên hoàn thiện bản thân, rèn luyện tài đức trở thành một cán bộ lãnh đạo anh minh, sáng suốt theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.3. Kết luận
Trong cơ cấu bộ máy nhà nước, chức Chủ tịch UBND huyện xem như là vua của một vùng, là một vị trí ước mơ của những người làm việc nhà nước. Muốn nắm được chức cao quyền trọng đã khó, nhưng muốn giữ chức bền vững lại càng khó hơn. Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Thật vậy, đạo lý “lấy dân làm gốc” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, người lãnh đạo nhân dân nếu hiểu được đạo lý này thì sẽ giữ được vị trí vững bền và thăng tiến. Tại Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2013 đã công nhân quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Xin hãy nhớ lấy câu này: Sức dân như sức nước, “đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
Nhận xét
Đăng nhận xét