Tôi là hàng xóm (xin phép giấu tên) của cô giáo Phạm Thị Ngọc Thúy - Chủ tịch công đoàn Trường THCS Mỹ An, gần đây nghe nói rằng cô Thúy bị kỷ luật ghép tội phản động chỉ vì 3 câu nói trên nhóm chat Zalo của nội bộ 36 giáo viên Trường THCS Mỹ An. Hỏi kỹ sự việc là vào ngày 12/11/2019, cô Thúy tham gia trao đổi về công văn số 1958/SGDĐT-CTTT V/v thực hiện một số nội dung liên quan đến tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống do PGD Sở GD-ĐT Phạm Văn Hồng ký ngày 11/11/2019, văn bản khiến nhiều giáo viên bức xúc. Cô Thúy nhắn tin ba câu gồm:
- Câu thứ nhất: Ý kiến nè. Giáo viên biểu tình nghỉ dạy ngày hôm đó (ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11).
- Câu thứ hai: Bác Hồ chết hồi năm nào, người ta vẫn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, học hoài có ai làm theo hay không?
- Câu thứ ba: Chủ nghĩa Mác – Lê nin xuất phát từ bên Nga, nước Nga bỏ lâu rồi nhưng bên mình còn học, bây giờ mình ở quê lâu quá nên đi học ít nghe nói tới.
Những tin nhắn không liền lạc với nhau, không trọn vẹn xen giữa những chữ “kkkkkk” (cười khà khà) để đùa giỡn. Tôi không dám chia sẻ hình ảnh tin nhắn cho báo chí, vì đây là quyền được bảo mật thư tín, điện thoại, điện tín. Tôi không dám mất lịch sự như những thầy cô in tin nhắn nội bộ đi tố cáo và phát tán lung tung. Tôi nhận thấy rằng những câu nói đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm là biểu tình, thật ra Hiến pháp Việt Nam hiện hành công nhận ở Điều 25. Hai câu còn lại nhắc đến nỗi đau của cả một thế hệ, Bác Hồ qua đời là có thật (2/9/1969), hiện nay vẫn còn nhiều người làm sai, không tiếp thu Tư tưởng của Người. Hệ thống tư tưởng Chủ nghĩa Mác – Lê đã sụp đổ theo hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu do duy trì chế độ quan liêu bao cấp không chịu đổi mới, sách giáo khoa lịch sử cũng có ghi chép.
Tuy nhiên, một đồng nghiệp trong nhóm chat 36 người in các tin nhắn ra, tố cáo nặc danh cô Thúy qua Huyện ủy huyện Mang Thít (theo thông tin tôi được nhiều người kể lại là ông Trần Ngọc Linh và vợ là bà Huỳnh Thị Vẹn đi cùng ông Huỳnh Hữu Đức đến tìm ông Nguyễn Văn Diên – Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Mang Thít để năn nỉ ông Diên xử cô Thúy). Ngoài chuyện in và tố cáo những tin nhắn của cô Thúy, người đồng nghiệp này còn thêu dệt thêm chuyện cô Thúy dạy cho học sinh rằng: “Bác Hồ sống ở rừng rú”, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa khẳng định kết quả xác minh học sinh đều nói cô Thúy không dạy như vậy, các văn bản cô Thúy cho tôi xem cũng chỉ nói rằng xử cô Thúy hành vi nhắn tin, không có tuyên truyền cho học sinh. Rõ ràng, đơn tố cáo của đồng nghiệp có nội dung sai sự thật nhưng những vị có thẩm quyền lại nói rằng: khúc sau của đơn sai thì xử khúc đầu, bỏ khúc sau??? Cô Thúy vẫn bị xử hơn mười lần ở Trường, ở Phòng GD-ĐT, ở UBND huyện Mang Thít về cùng một hành vi nhắn tin ngày 12/11/2019, lần nào xử cũng nói là xong rồi, đừng cho ai biết, nhưng cô Thúy vẫn bị Chủ tịch Nguyễn Văn Diên kỷ luật vào ngày 20/3/2020 hình thức cảnh cáo (thật ra ngày 06/4/2020 là quyết định “buộc thôi việc” nhưng sau đó ông Diên bị UBND tỉnh trách móc nên sửa lại là “cảnh cáo”).
Hôm nay, cô Thúy cho tôi đọc “Đơn xin từ chức” Chủ tịch Công đoàn của mình, cô nói đây là đơn từ chức thứ tư mà cô soạn. Tôi đọc đơn, phần lý do từ chức, tôi mới hiểu tại sao chuyện cô Thúy nhắn tin trên Zalo bị xử hơn 10 lần, chẳng qua chỉ gói gọn vào 3 chữ “bị trù dập”. Tôi mạo muội xin phép cô Thúy chia sẻ một đoạn đơn xin từ chức ngày 16/5/2020 đến quý cơ quan truyền thông, mong chia sẻ sự việc của cô Thúy đến với mọi người:
Tôi tên Phạm Thị Ngọc Thúy. Sinh năm 1983.
Cơ quan công tác: Trường THCS Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Chức vụ: Chủ tịch công đoàn cơ sở Trường THCS Mỹ An (2018 -2022)
Số điện thoại: 0931117977
LÝ DO TỪ CHỨC
Căn cứ vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Đại hội Công Đoàn Việt Nam Lần thứ XII Thông qua ngày 24 tháng 9 năm 2018) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ về việc ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam ngày 03/2/2020, tại Khoản 4 Điều 15 có quy định:
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở
- Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
Theo quy định này, tôi cảm thấy không thể phối hợp với đơn vị sử dụng lao động, cụ thể là tôi không thể phối hợp với người quản lý lao động Trường THCS Mỹ An - Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa, vì vậy không chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ở Trường THCS Mỹ An. Đã rất nhiều lần, tôi phát biểu ý kiến nhưng không được Hiệu trưởng tiếp thu, khắc phục:
1.1. Tổ Tiếng Anh dôi dư nhiều năm, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa luôn mở nhiều cuộc họp với Tổ Tiếng Anh vận động trên tinh thần là bắt buộc phải có một giáo viên xuống trường tiểu học dạy, làm cho nội bộ Tổ Tiếng Anh đố kỵ, hoang mang vì không biết ai sẽ là người ra đi. Sau đó cô Phạm Thụy Vy (vợ thầy Trung Nam) đã hy sinh chuyển trường đi nơi khác để cho chồng mình được ở lại dạy. Tổ Tiếng Anh yên ổn được một năm thì thầy Hòa tiếp nhận một giáo viên Tiếng Anh về trường. Tôi nhận thấy không hợp lý và cho ý kiến.
1.2. Vụ công đoàn nhiệm kỳ 2014 – 2018 đã tham nhũng một số tiền lớn, sau khi cô Nguyễn Võ Bích Ngọc phát hiện và báo cho Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa để có cách giải quyết cho ổn thỏa nhưng Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa không giải quyết làm cho giáo viên bức xúc ngày càng nhiều hơn. Sau đó tôi đã cho ý kiến nên trả lại tiền cho giáo viên.
1.3. Vụ căn tin có công văn nếu thu tiền căn tin là phải nộp về kho bạc, căn tin Trường THCS Mỹ An một năm thu trên 20 triệu đồng, nhưng Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa không nộp về kho bạc với lý do đất căn tin là của Út Lỳ, không phải đất của Nhà trường. Tôi ý kiến là nên lấy tiền khoản tiền thu nhập từ việc cho thuê căn tin để chăm lo đời sống giáo viên và đi du lịch, hỗ trợ đồng phục 20/11 nhưng Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa không đồng ý.
1.4. Về bảng hệ thống thi đua hằng năm, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa đều giành làm hết, không chấp nhận ý kiến của tập thể giáo viên, vì hệ thống thi đua là quyền lợi của giáo viên.
1.5. Sự việc xảy ra giữa cô Yến văn thư và cô Thơ y tế, hai cô phân công thu tiền bảo hiểm giúp nhau. Lúc đó, cô Thơ đã về trước, còn cô Yến ở lại trường thì có phụ huynh em Trương Thị Mỹ Tiên đến đóng tiền bảo hiểm y tế, phụ huynh nói công việc rất nhiều, rất khó khăn qua trường để đóng tiền nên nhờ cô Yến thu giúp, cô Yến có nhận tiền và gửi biên lai cho phụ huynh. Trong năm học 2018 – 2019 không phát thẻ bảo hiểm y tế cho em Tiên, phía Nhà trường đã mời những học sinh chưa đóng tiền bảo hiểm y tế lên làm việc, trong đó có em Tiên nên em về nói chuyện với mẹ, nhưng mẹ em Tiên nói đã đóng rồi. Sau đó, phụ huynh đã liên hệ với cô Yến, hỏi cô Yến vì sao đóng tiền mà chưa nhận được thẻ bảo hiểm. Cô Yến xem lại thì đã bàn giao cho cô Thơ rồi, cô Yến nói với cô Thơ nếu xảy ra sơ sót thì trả tiền lại cho phụ huynh, năn nỉ phụ huynh. Cô Thơ không chịu trả tiền, đồng thời cô Thơ không thừa nhận dòng chữ trong sổ đã ký nhận tiền của phụ huynh. Sau đó phụ huynh qua trường gặp cô Vẹn (chủ nhiệm), cô Vẹn nói chuyện lớn tiếng với phụ huynh. Phụ huynh qua trường gặp cô Thơ, gặp Hiệu trưởng, nói rằng cô Vẹn nói chuyện rất lớn tiếng, có cô Thúy làm chứng, nhưng tôi không hứa làm chứng cho bên nào cả (vì lúc đó tôi chưa nhận đơn). Cô Thơ và cô Yến đã viết đơn gửi Công đoàn giải quyết, tôi là Chủ tịch Công đoàn có ý kiến là: dòng chữ, nét chữ của mình thì mình phải nhận ra, nên mời công an vào xác mình nét chữ, nếu là chữ của ai thì người đó phải bồi thường và phải xin lỗi để khắc phục. Tôi không hiểu thầy Trần Ngọc Linh (chồng cô Vẹn) nghĩ tôi như thế nào, ngày họp Hội đồng thầy Linh phát biểu: Cô (Thúy) là Chủ tịch Công đoàn, lẽ ra đúng sai gì của giáo viên cô phải đứng ra bênh vực giáo viên. Tôi trả lời với thầy Linh: thứ nhất tôi không biết chuyện gì xảy ra; thứ hai tôi bênh vực quyền lợi cho giáo viên nhưng chuyện đúng tôi mới bênh vực, chuyện sai tôi không bênh vực, tôi không thể nào hồ đồ. Về Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa, khi sự việc xảy ra thì không giải quyết được gì cả, sự việc tuy là được bỏ qua nhưng để hai bên ghét nhau, thù hằn, mất đoàn kết.
1.6. Vụ vách ngăn của các phòng ban. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa đã tiến hành họp ban bệ trường nhưng mọi người không đồng ý để sửa chữa vì thấy không cần thiết, nhưng Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa không tôn trọng tập thể giáo viên, vẫn tiến hành sửa chữa. Sau đó tôi không ký tên vào hồ sơ đấu thầu để rút kinh phí vì tôi tôn trọng ý kiến giáo viên.
1.7. Tôi có phản ánh vụ giáo viên Trần Ngọc Linh “xạ điểm”, có phụ huynh và học sinh phản ánh thầy Trần Ngọc Linh cho học sinh lớp 8/1 và 8/4 làm 02 bài kiểm tra 15 phút trong 1 tiết, cho học sinh chấm chéo bằng bút chì, cả học kỳ 1 không trả bài miệng cho học sinh (trừ 02 em đầu năm). Tôi có ý kiến nhưng Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa luôn bao che.
1.8. Tôi là người phát hiện nâng điểm thi Học kỳ 1 môn Địa lý Khối 7 (năm học 2019 – 2020), học sinh than phiền với tôi rằng đề thi hoàn toàn nằm ngoài đề cương mà giáo viên ôn tập và dặn học sinh học. Tôi đã ý kiến với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa và Hiệu phó Châu Chánh Ngôn nhiều lần, nhưng Hiệu trưởng và Hiệu phó luôn bao che, không nói thật, nâng điểm không công bằng.
Ngoài những lần cho ý kiến trên, tôi còn nhiều lần khác phát biểu ý kiến nữa. Chẳng qua, tôi đóng góp ý kiến với mong muốn “chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động” (theo quy định của Điều lệ Công đoàn). Nhưng bao nhiêu lần tôi ý kiến đều bị lãnh đạo nhà trường phớt lờ không tiếp thu. Bản thân tôi là Chủ tịch công đoàn mà không thể phối hợp tốt với lãnh đạo Nguyễn Văn Hòa làm ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên, nhân viên, người lao động ở Trường THCS Mỹ An, để Nhà trường xảy ra nhiều vụ tiêu cực, kiện cáo, không thể thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Điều lệ Công đoàn quy định. Ngoài ra, những lần cho ý kiến đóng góp, xây dựng Nhà trường, bảo vệ quyền lợi cho giáo viên khiến tôi bị thù ghét, trù dập:
Đó là, về chuyện tôi nhắn tin trong nhóm chat Zalo nội bộ của trường để trao đổi, Thầy Hòa đã mời tôi và tôi đã nhận lỗi trước tập thể, đã viết kiểm điểm rất nhiều lần. Khi Phòng GD-ĐT mời xuống giải quyết, Trưởng phòng Đỗ Phi Sơn nói chuyện nhỏ thôi để nhắc nhở, khắc phục, vậy là xong rồi. Chính Trưởng phòng Đỗ Phi Sơn, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa và Hiệu phó Châu Chánh Ngôn dặn không được nói với ai, vậy là đã xong rồi, làm lớn chuyện không tốt vì đây là chuyện nội bộ. Nhưng sau đó lại tiếp tục xử tôi, còn nói là an ninh mạng theo dõi và Huyện ủy không bỏ qua. Thực chất tôi chưa bao giờ bị đồng chí an ninh mạng nào mời đến trụ sở làm việc, chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đăng tải thông tin có tính chất phản động. Từ tháng 11/2019 đến tháng 4/2020 tinh thần tôi suy sụp, sức khỏe kém. Tôi không hiểu vì sao một vi phạm nội bộ lại xử tôi rất nhiều lần.
Ngày 25/4/2020, tôi có in một danh sách với nội dung hỏi giáo viên có ai nghe tôi tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tôi có cơ sở khiếu nại quyết định kỷ luật. Thế mà Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa và Hiệu phó Châu Chánh Ngôn lại thông báo tất cả giáo viên nào ký tên phải viết tờ tường trình. Đó là cách mà Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa và Hiệu phó Châu Chánh Ngôn đối xử với nhân viên, với đồng nghiệp của mình, lãnh đạo không cho tôi con đường khiếu nại, muốn tôi câm lặng nhận lỗi.
Hàng xóm của cô Thúy
Phía trên là bài viết của một người hàng xóm cô Phạm Thị Ngọc Thúy gửi đến admin để trình bày về sự việc của cô. Bạn đọc cũng cung cấp một số văn bản và tin tức về những lần xử cô Thúy với mong muốn các cơ quan truyền thông đưa tin đến mọi người để xã hội nhận định về sự việc cô Thúy bị trù dập.
Tổng hợp những lần xử cô Thúy vụ nhắn tin trên ZALO
Theo Báo cáo số 188/BC-THCSMA ngày 11/12/2019 của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít, cô Thúy bị xử những lần như sau:
- Phiên xử thứ nhất: Vào sáng ngày 18/11/2019, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa nhận công văn số 851/PC-PGDĐT ngày 18/11/2019 của Trưởng phòng GD-ĐT. Lúc 13 giờ 30 phút ngày 18/11/2019, Hiệu trưởng Hòa mời 06 thành viên và yêu cầu cô Phạm Thị Ngọc Thúy không đăng (không nhắn tin) trên ZALO những nội dung không đúng, ảnh hưởng đến ngành giáo dục, không đúng với chủ trương đường lối của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. (có biên bản cuộc họp)
- Phiên xử thứ hai: Vào lúc 11 giờ ngày 21/11/2019, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa triệu tập cuộc họp gồm 09 thành viên (gồm đại diện công đoàn và các tổ trưởng) để xác minh rằng địa chỉ ZALO Phạm Thúy và tin nhắn trên ZALO với các nội dung có phải của cô Thúy không? (có biên bản cuộc họp)
- Phiên xử thứ ba: Chiều ngày 22/11/2019, cô Phạm Thị Ngọc Thúy xác nhận và ký tên các trang tin từ ZALO tại Phòng GD-ĐT có sự chứng kiến của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa và Hiệu phó Châu Chánh Ngôn. Bạn đọc thông tin thêm về câu nói của Trưởng phòng Đỗ Phi Sơn nói với cô Thúy rằng: “Coi như giải quyết xong, nhớ khắc phục bỏ qua, đề phòng có người ghét và tố giác em. Trong nhóm chat 36 giáo viên có một người tố cáo em, nhưng thầy bảo đảm với em, không phải Hiệu trưởng và Hiệu phó trường em”. Sau đó phiên xử, phía Phòng GD-ĐT Mang Thít, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa và Hiệu phó Châu Chánh Ngôn dặn cô Thúy là xử xong rồi, đừng nói cho người ngoài biết, vì đây là chuyện nội bộ.
Tuy nhiên, ông Đỗ Phi Sơn trả lời với phóng viên Việt Dũng – Báo Giáo dục ngày 15/5/2020 rằng: “Trường hợp của cô Thúy là do nói ra nhiều vấn đề nhạy cảm, liên quan đến chính trị, kể cả nói ra trong một nhóm chat nội bộ của nhà trường, hay trong lúc giảng bài cho học sinh, đã đủ tài liệu và căn cứ của lực lượng Công an huyện, nên mới tiến hành xử lý kỷ luật cô Thúy”.
Rõ ràng Trường phòng Đỗ Phi Sơn ăn nói 2 lời, là người sớm đầu tối đánh và nói chuyện thiếu căn cứ. Bởi vì từ khi vụ việc xảy ra 12/11/2019 đến ngày 16/3/2020 xảy ra cuộc họp kỷ luật viên chức, cô Thúy chưa từng bị công an mời đến trụ sở làm việc chuyện nhắn tin.
[Theo thông tin bên lề mà admin thu nhặt được] Rằng công an huyện Mang Thít gửi “một đống” trang in tin nhắn của cô Thúy trong nhóm chat ZALO đến công an tỉnh Vĩnh Long để yêu cầu khởi tố hình sự cô Thúy tội tuyên truyền chống phá nhà nước, tuy nhiên công an tỉnh Vĩnh Long khẳng định chuyện nói chơi, không vi phạm. Đồng thời, công an tỉnh Vĩnh Long cũng khẳng định đó là tin nhắn nội bộ, có quyền bảo mật thông tin, người in ra phát tán mới là người vi phạm, và cấm không cho công an huyện Mang Thít can thiệp xử lý cô Thúy. Vì vậy, chuyện công an huyện có tài liệu chứng là do ông Phi Sơn bịa đặt, công an chưa từng làm việc với cô Thúy thì làm sao có đầy đủ tài liệu, chứng cứ?
Ngoài ra, cũng không có chứng cứ nào khẳng định cô Thúy tuyên truyền trong lúc “giảng bài cho học sinh”, lẽ ra trước khi ông Đỗ Phi Sơn muốn khẳng định với báo chí thì phải chứng minh được cô Thúy giảng cho học sinh vào thời gian nào, địa điểm ở đâu, có ai ghi âm, ghi hình hay có chứng cứ gì khác không? Nói chuyện không có căn cứ, chứng tỏ ông Phi Sơn bịa đặt, vu khống.
- Phiên xử thứ tư: Lúc 15 giờ 40 ngày 2/12/2019, cô Phạm Thị Ngọc Thúy nộp cho Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa tờ tường trình và bảng tự kiểm điểm. Đến 16 giờ ngày 2/12/2019, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa cùng Đại diện BCH Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn Văn – Sử - Địa – GDCD và cô Thúy họp phân tích việc nhắn tin của cô Thúy. (có biên bản ngày 2/12/2019)
- Phiên xử thứ năm: Lúc 8 giờ 30 ngày 5/12/2019, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa họp chi bộ 14 đảng viên (vắng 04 đảng viên với lý do 02 nghỉ hộ sản, 01 đang dạy chuyên đề, 01 con bệnh). Cuộc họp thảo luận về vụ việc nhắn tin trên ZALO của cô Thúy. Sau đó tiến hành bỏ phiếu kiến kỷ luật hay không kỷ luật cô Thúy. Kết quả 11 phiếu không kỷ luật tỉ lệ 78,5%; 03 phiếu kỷ luật tỉ lệ 21,4%.
- Phiên xử thứ sáu: Lúc 11 giờ 20 phút ngày 9/12/2019, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa chủ trì cuộc họp toàn thể giáo viên. Cuộc họp cũng thảo luận về vụ việc nhắn tin trên ZALO của cô Thúy. Sau đó xin ý kiến giáo viên, nhân viên (trừ đảng viên) biểu quyết kỷ luật hay không kỷ luật cô Thúy theo hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả 18 phiếu không kỷ luật tỉ lệ 94,7%; 01 phiếu kỷ luật tỉ lệ 5,3% (có biên bản).
Sau phiên xử ngày 9/12/2019, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa tổ chức một số cuộc họp khác để xử cô Thúy, tiếp tục tiến hành bỏ phiếu kỷ luật hay không kỷ luật cô Thúy, kết quả đều biểu quyết “không kỷ luật”.
Cô Thúy nhận thấy sự việc nhắn tin ZALO đã giải quyết xong, có thể yên tâm giảng dạy công tác. Đến sau khi kỳ thi Học kỳ 1 (năm học 2019 – 2020) kết thúc, cô Thúy cho ý kiến về việc giáo viên Trần Ngọc Linh “xạ điểm” kiểm tra miệng của học sinh lớp 8/1 và 8/4; đồng thời, gặp Ban Giám hiệu khiếu nại chuyện đề cương Địa, điểm thi Địa cho học sinh Khối 7, cô Thúy nói rằng “không bỏ qua chuyện này”. Sau khi phát biểu ý kiến về sự việc của giáo viên Trần Ngọc Linh và chuyện môn Địa đến Ban Giám hiệu, cô Thúy nhận được thông tin từ các đồng nghiệp cho hay chuyện nhắn tin ZALO chưa xong, Huyện ủy báo an ninh mạng vào cuộc theo dõi cô Thúy và sẽ không bỏ qua. Lúc này, cô Thúy dửng dưng vì chưa từng bị công an mời làm việc, nhắc nhở, xử phạt vi phạm hành chính lần nào.
Đến ngày 25/2/2020, cô Thúy nhận được giấy mời của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít để kiểm điểm chuyện nhắn tin trên ZALO.
- Phiên xử thứ bảy: Căn cứ vào công văn số 1391-CV/HU của Huyện ủy Huyện Mang Thít ngày 06/01/2020. Ngày 27/2/2020, cô Thúy tiếp tục bị kiểm điểm chuyện Nhắn tin trên ZALO và tập thể giáo viên (38 người) biểu quyết về hình thức kỷ luật, mặc dù trước đó đã có kết quả “không kỷ luật”. Kết quả biểu quyết hình thức kỷ luật cho thấy:
+ Khiển trách: 31/38, tỷ lệ: 81.57%.
+ Cảnh cáo: 05/38, tỷ lệ: 13.15%
+ Buộc thôi việc: 02/38, tỷ lệ: 5.28%
Ở phiên xử này, tôi xin bàn chuyện bên lề một chút, mọi người kể rằng giáo viên Trần Ngọc Linh tức tối vì bị cô Thúy phát biểu ý kiến chuyện “xạ điểm” nên năn nỉ anh vợ là Huỳnh Hữu Đức – Cựu Chủ tịch UBND huyện Mang Thít đi gặp Ông Nguyễn Văn Diên – Phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Mang Thít để lo lót mong ông Nguyễn Văn Diên xử lý cô Thúy để “nhổ đi cái gai trong mắt”. Ông Nguyễn Văn Diên là chỗ quen biết với ông Huỳnh Hữu Đức, có quan hệ làm ăn bất động sản nên nhận lời xử lý kỷ luật cô Thúy. Ông Nguyễn Văn Diên dùng quyền uy bày ra chuyện an ninh mạng vào cuộc để đe dọa và có cớ xử lý kỷ luật cô Thúy theo yêu câu của ông Huỳnh Hữu Đức (thực chất chuyện an ninh mạng vào cuộc không có chứng cứ, văn bản nào chứng minh).
Bạn đọc cung cấp thêm 3 đoạn ghi âm chứng minh những tên nịnh thần của Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Mang Thít Nguyễn Văn Diên đã vu khống, "chụp mũ" cô Thúy bị an ninh mạng theo dõi:[Update] Trưởng phòng Nội vụ huyện Mang Thít Nguyễn Văn Bớt (một tay sai, nịnh thần thân cận của Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Mang Thít Nguyễn Văn Diên) khẳng định vụ việc của cô Thúy có cơ quan an ninh can thiệp, tuy nhiên chỉ nói miệng chứ không đưa ra được giấy tờ tài liệu chứng minh. (Phiên xử ngày 27/2/2020)
[Update] Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Mang Thít Nguyễn Văn Hoằng (một tay sai, nịnh thần thân cận của Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Mang Thít Nguyễn Văn Diên) khẳng định vụ việc của cô Thúy có cơ quan an ninh theo sự chỉ đạo của Huyện ủy bằng miệng, không có chứng cứ. (Phiên xử ngày 27/2/2020)
[Update] Phó Hiệu trưởng THCS Mỹ An Châu Chánh Ngôn (tên nịnh thần, kẻ chỉ đạo cô Bạch Ngọc nâng điểm môn Địa lý Khối 7) khẳng định vụ việc của cô Thúy cơ quan anh ninh tỉnh chỉ đạo cơ quan an ninh huyện theo dõi, cũng nói miệng không chứng cứ nên bị giáo viên phản bác. (Cuộc họp Hội đồng sư phạm THCS Mỹ An ngày 05/3/2020)
Đến ngày 10/3/2020, Chủ tịch UBND huyện Mang Thít ký “Giấy triệu tập” cô Thúy đến cuộc họp kỷ luật vào ngày 16/3/2020.
- Phiên xử thứ tám: Trong cuộc họp kỷ luật ngày 16/3/2020, thành phần gồm 5 nam và một nữ, người nữ duy nhất là cô Thúy. Cô Thúy bị bắt buộc nhận lỗi nhắn tin trên ZALO, không cho cô Thúy giải trình, chèn ép đến mức cô Thúy ngất xỉu trong cuộc họp. Vì vậy, cuộc họp không kết thúc và cô Thúy chưa ký biên bản gì.Sau đó, ngày 20/3/2020, ông Nguyễn Văn Diên ký luôn quyết định kỷ luật cô Thúy, theo nhiều thông tin là hình thức “buộc thôi việc” vì vi phạm luật hình sự tuyên truyền chống phá nhà nước, âm mưu là sau khi "trao" quyết định xong thì cho công an huyện khởi tố và bắt cô Thúy bỏ tù.
- Ngày 06/4/2020, 18 ngày sau khi quyết định được ký, Trưởng phòng Đỗ Phi Sơn lên Trường THCS Mỹ An tống đạt quyết định. Tuy nhiên, cô Thúy phát hiện nhiều vi phạm của Chủ tịch Nguyễn Văn Diên nên đã tố cáo ông Diên và không nhận quyết định.
Thông tin bên lề là vào sáng sớm ngày 06/4/2020, khi chưa xảy ra cuộc họp tống đạt quyết định thì cả Chợ Mỹ An xôn xao chuyện cô Thúy bị kỷ luật “buộc thôi việc”.
Tuy nhiên, sau đó ông Diên bị UBND tỉnh chê trách nên âm thầm sửa quyết định thành hình thức “cảnh cáo”. Ông Diên và ông Phi Sơn cũng ra lệnh cho Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa ép cô Thúy nhận quyết định “buộc thôi việc” ba lần mà cô Thúy cương quyết không nhận.
Về phần ông Trưởng phòng Đỗ Phi Sơn, ông đã công bố thông tin cô Thúy bị kỷ luật đi khắp các trường học trong huyện Mang Thít. Sau đó còn dặn dò tất cả các giáo viên trong huyện không được tiếp xúc với cô Thúy vì cô Thúy phạm tội phản động. Chủ tịch Nguyễn Văn Diên thì luôn mở miệng nói cô Thúy “tội nặng lắm”. Tôi nhận thấy đây là hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử, có lẽ vi phạm pháp luật, mong các cơ quan truyền thông và độc giả cho lời bình luận về hành động của ông Đỗ Phi Sơn và ông Nguyễn Văn Diên. Đã có bản án kết luận cô Thúy phạm tội hình sự hay chưa mà dám nói là "tội nặng lắm"?
Tại Trường THCS Mỹ An, một giáo viên quèn phạm lỗi mà bị xử lý nhiều lần như vậy, trong khi chuyện nâng điểm thi Học kỳ 1 Địa lý khối 7 đã có chứng cứ Ban Giám hiệu chỉ đạo nâng điểm rành rành nhưng vẫn được bao che. Người dân chúng tôi thật sự bức xúc, trước cách hành xử của lãnh đạo huyện Mang Thít. Mong rằng thông tin này được nhiều người chia sẻ để người yếu thế tìm lại công bằng và kẻ ác phải bị pháp luật xử lý nghiêm minh.
Hàng xóm của cô Thúy
Nhận xét
Đăng nhận xét