Võ Tấn Khải làm Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum: Thêm một hành vi gian lận của Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Diên
Người dân ở Thị trấn Cái Nhum thông tin rằng:
Do xã Chánh Hội sáp nhập vào TT.Cái Nhum, nên ở TT.Cái Nhum xảy ra sự việc bầu chức danh Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum vào lúc 8 giờ ngày 07/02/2020. Ứng cử viên là ông Võ Tấn Khải – Chủ tịch UBND xã Chánh Hội. Trong phiên bỏ phiếu bầu, có mặt ông Nguyễn Văn Diên – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mang Thít tham dự. Kết quả bầu lần đầu đạt 23/50 phiếu, tỉ lệ 46% (không đạt).
Tiếp theo, ông Nguyễn Văn Diên – Chủ tịch UBND huyện Mang Thít chỉ đạo bầu lại lần 2 để thăm dò, đồng thời, Ông Diên gọi Bà Nguyễn Thị Minh Trang – Bí thư Huyện ủy và Ông Nguyễn Thành Tâm – Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Mang Thít đến. Kết quả bầu lại lần 2 có tỉ lệ 50% (không đạt, vì không “quá nửa”).
Sau khi có kết quả bầu lần 2 không đạt, Ông Nguyễn Văn Diên tiếp tục chỉ đạo bầu lần 3. Sau khi tiến hành bầu lần 3, Ông Diên cùng Bà Trang, Ông Tâm mang thùng phiếu về UBND huyện Mang Thít, sau đó Ông Diên công bố ông Võ Tấn Khải đắc cử chức danh Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum. Ông Diên còn nói với mọi người rằng: Không ai khác có thể thay thế Ông Khải làm Chủ tịch TT.Cái Nhum được, vì Ông Diên đã chọn Ông Khải.
Người dân còn thông tin rằng, Ông Võ Tấn Khải nhà rất nghèo, khi còn làm Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước đã từng dính nhiều vụ tham nhũng, chính vì thế Ông Khải trở nên giàu có, vợ có tiền cho vay, tậu thêm nhiều đất đai. Sau đó, bị Ông Lưu Văn Xưa – Chủ tịch kiêm Bí thư xã Mỹ Phước phát hiện Ông Khải tham nhũng nên đẩy Ông Khải về xã Chánh Hội làm chức Phó Chủ tịch UBND xã Chánh Hội. Đến khi Ông Nguyễn Văn Diên nhậm chức Chủ tịch UBND huyện Mang Thít năm 2015, ông Khải trở thành một cánh tay đắc lực của Ông Diên, và được Ông Diên cân nhắc làm Chủ tịch UBND xã Chánh Hội. Trong suốt nhiệm kỳ làm Chủ tịch UBND xã Chánh Hội, Ông Khải thực hiện nhiều thủ đoạn tham nhũng tinh vi trong các công trình dự án Nông thôn mới của xã. Người dân Chánh Hội nhiều lần thưa kiện Ông Khải nhưng vì ông Diên luôn bao che nên không ai có thể làm gì được.
Người dân ở TT.Cái Nhum còn đặt ra câu hỏi rằng quy trình bầu cử Ông Võ Tấn Khải làm Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Việc Ông Nguyễn Văn Diên chỉ đạo bầu lại lần 2 và lần 3 có hợp pháp hay không? Và hành vi Ông Diên cùng với Bà Trang và Ông Tâm ôm thùng phiếu về UBND huyện, không thông qua Ban Kiểm phiếu và sau đó công bố ông Khải trúng cử Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum có hợp pháp hay không?
Admin xin trả lời bạn đọc về quy trình bầu chức danh Chủ tịch UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) theo quy định pháp luật, cơ sở pháp lý là Nghị định 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ Quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.
Tại khoản 2, Điều 11 Nghị định 08/2016/NĐ-CP quy định:
2. Trình tự, thủ tục bầu thành viên Ủy ban nhân dân
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân giới thiệu để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân giới thiệu để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
b) Khi bầu thành viên Ủy ban nhân dân tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, nếu có đại biểu Hội đồng nhân dân ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách đã được người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này giới thiệu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
c) Ban kiểm phiếu bầu thành viên Ủy ban nhân dân gồm: Trưởng ban, Thư ký và các Ủy viên. Hội đồng nhân dân bầu Ban kiểm phiếu bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền ứng cử, đề cử người tham gia Ban kiểm phiếu.
d) Thành viên Ủy ban nhân dân trúng cử khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tán thành.
đ) Trong trường hợp bầu lần đầu nhưng không được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tán thành thì việc có bầu lại hay không bầu lại thành viên Ủy ban nhân dân ngay trong kỳ họp do Chủ tịch Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Như vậy, quy trình tại Khoản 2, Điều 11 của Nghị định 08/2016/NĐ-CP khẳng định vai trò của Hội đồng Nhân dân trong việc bầu các thành viên của UBND cùng cấp (bao gồm Chủ tịch UBND). Trong trường hợp bầu chức danh Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum là do Hội đồng Nhân dân TT.Cái Nhum tiến hành bầu.
Về sự có mặt của Ông Nguyễn Văn Diên – Phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, nó không có ý nghĩa pháp lý trong phiên bầu chức danh Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum, vì Ông Diên không phải thành viên của Hội đồng nhân dân TT Cái Nhum. Tuy nhiên, Ông Diên đã chọn Ông Khải, và Ông Khải là cánh tay đắc lực của Ông Diên, Ông Diên có mặt với tư cách là người đứng đầu UBND huyện Mang Thít nên có khả năng trấn áp tinh thần Hội đồng Nhân dân TT Cái Nhum. Có lẽ vì nguyên nhân Ông Khải bị mất tín nhiệm của Hội đồng Nhân dân TT.Cái Nhum do vướng vào nhiều vụ tham nhũng hàng tỷ đồng và bị nhiều đơn khiếu nại, tố cáo. Do đó, Ông Diên xuất hiện nhằm tạo sức ép, tăng cường lực hút số phiếu thuận cho Ông Khải nhiều hơn. Nhưng kết quả bầu lần đầu vẫn không khả quan, ông Khải chỉ đạt 46%.
Vì kết quả bầu lần đầu không như mong muốn của Ông Diên, ở lần bỏ phiếu thứ 2, Ông Diên còn gọi thêm Bà Nguyễn Thị Minh Trang – Bí thư Huyện ủy và Ông Nguyễn Thành Tâm – Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mang Thít đến. Sự có mặt của Bà Trang và Ông Tâm tuy không có ý nghĩa pháp lý, vì 02 người này cũng không phải thành viên của Hội đồng Nhân dân TT.Cái Nhum, nhưng nhờ có Bà Trang và Ông Tâm tạo thêm sức ép trấn áp tinh thần của Hội đồng Nhân dân TT.Cái Nhum mà kết quả bầu lần 2 khả quan hơn, đạt 50% nhưng Ông Khải vẫn rớt vì không quá nửa.
Người dân Cái Nhum đặt ra câu hỏi rằng Ông Nguyễn Văn Diên – Chủ tịch UBND huyện Mang Thít chỉ đạo bầu lại lần 2 và lần 3 có hợp pháp hay không? Vấn đề này căn cứ vào điểm d, Khoản 2 Điều 11 Nghị định 08/2016/NĐ-CP: Trong trường hợp bầu lần đầu nhưng không được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tán thành thì việc có bầu lại hay không bầu lại thành viên Ủy ban nhân dân ngay trong kỳ họp do Chủ tịch Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Theo quy định này, việc bầu lại lần 2, lần 3 thành viên UBND phải do Chủ tịch Hội đồng nhân dân báo cáo cho Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Vì vậy, việc bầu lại chức danh Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum do Chủ tịch Hội đồng nhân dân TT.Cái Nhum báo cáo cho Hội đồng nhân dân TT.Cái Nhum xem xét quyết định. Về việc Ông Nguyễn Văn Diên là Chủ tịch UBND huyện Mang Thít có mặt chỉ đạo Hội đồng nhân dân TT.Cái Nhum bầu lại lần 2, lần 3 là trái quy định pháp luật.
Người dân Cái Nhum còn đặt ra câu hỏi rằng hành vi Ông Diên cùng với Bà Trang và Ông Tâm ôm thùng phiếu về UBND huyện, không thông qua Ban Kiểm phiếu và sau đó công bố ông Khải trúng cử Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum có hợp pháp hay không? Vấn đề này theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định 08/2016/NĐ-CP, việc bầu thành viên UBND phải có sự tham gia của Ban Kiểm phiếu của Hội đồng Nhân dân TT.Cái Nhum. Ông Diên, Bà Trang, Ông Tâm không phải là thành viên Ban Kiểm phiếu của Hội đồng nhân dân TT.Cái Nhum, việc ôm thùng phiếu về UBND huyện là trái quy định pháp luật.
Ngoài ra, hành vi Ông Diên, Bà Trang, Ông Tâm tự kiểm phiếu rồi công bố kết quả Ông Võ Tấn Khải trúng cử chức danh Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum cũng trái với quy trình của pháp luật quy định. Cụ thể tại Điều 12 Nghị định 08/2016/NĐ-CP:
Điều 12. Thẩm định và phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân gửi 02 bộ hồ sơ kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân gồm:
a) Văn bản đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân kèm theo danh sách trích ngang người được đề nghị phê chuẩn;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
c) Biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Quyết định hoặc văn bản thông báo ý kiến về nhân sự của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
đ) Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức của người được đề nghị phê chuẩn theo mẫu do Bộ Nội vụ quy định;
e) Bản kê khai tài sản, thu nhập của người được đề nghị phê chuẩn theo mẫu do Thanh tra Chính phủ quy định.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ 02 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền thẩm định phải xem xét, thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định có văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân bổ sung các nội dung còn thiếu của hồ sơ.
4. Nội dung thẩm định gồm:
a) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục bầu quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này và nội dung hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có) liên quan đến người được bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy định tại Điều 5 Nghị định này (kèm theo hồ sơ đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân), Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.
Tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định 08/2016/NĐ-CP thì Thường trực Hội đồng Nhân dân TT.Cái Nhum phải gửi 02 bộ hồ sơ kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cùng cấp đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định, theo Khoản 3, Điều 5 Nghị định 08/2016/NĐ-CP: “Phòng Nội vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; đề nghị điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã”. Tuy nhiên, việc bầu Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum không có sự thẩm định của Phòng Nội vụ huyện Mang Thít, đồng thời cũng không có hồ sơ kết quả bầu cử, vì sau khi bỏ phiếu lần 3, Ban Kiểm phiếu không thể thực hiện kiểm phiếu do Ông Diên, Bà Trang và Ông Tâm đã ôm thùng phiếu về UBND huyện, sau đó tự công bố kết quả Ông Võ Tấn Khải đắc cử chức Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum là làm trái quy định pháp luật.
Ngoài ra, theo Khoản 4, Điều 12 Nghị định 08/2016/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ kết quả bầu còn phải thẩm định về trình tự thủ tục bầu có hợp pháp hay không, hồ sơ kết quả bầu có đầy đủ hay không, đồng thời phải thẩm định cả việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có) liên quan đến người được bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, trong trường hợp Ông Võ Tấn Khải tham nhũng có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo nhưng luôn được Ông Nguyễn Văn Diên bao che. Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Mang Thít, nên bị yếu thế so với uy quyền của Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Diên, và chắc chắn không thể thực hiện được những nội dung thẩm định hồ sơ kết quả bầu theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì thế, Ông Nguyễn Văn Diên - Chủ tịch UBND huyện Mang Thít có thể toàn quyền quyết định kết quả bầu chức danh Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum theo ý đồ của riêng mình mà không cần thông qua bước thẩm định hồ sơ kết quả bầu của Phòng Nội vụ huyện Mang Thít, bất chấp Nghị định của Chính phủ. Do đó, việc ông Võ Tấn Khải làm Chủ tịch UBND TT.Cái Nhum là không minh bạch, rõ ràng, có bàn tay quyền lực của Ông Nguyễn Văn Diên nâng đỡ nhằm củng cố thế lực trong huyện, gây nhiều bức xúc cho người dân.
Với những thông tin của những người dân ở TT Cái Nhum cung cấp về sự việc bầu cử Ông Võ Tấn Khải vào chức danh Chủ tịch UBND TT Cái Nhum vào ngày 07/02/2020, có thể khẳng định trình tự, thủ tục bầu cử có sự can thiệp và chỉ đạo của Ông Nguyễn Văn Diên là trái quy định pháp luật. Sự việc này một lần nữa thể hiện hành vi ngang ngược, lộng quyền, cố ý làm trái quy định pháp luật của Ông Nguyễn Văn Diên.
Xin thông tin đến quý độc giả cùng theo dõi!
Nhận xét
Đăng nhận xét