Vụ nâng điểm Địa ở THCS Mỹ An: Hiệu phó Châu Chánh Ngôn nâng điểm vì “gỡ vốn” mua chức Hiệu phó


Người dân Mỹ An thông tin rằng:

Chúng tôi là người dân xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Gần đây cả làng xôn xao chuyện nâng điểm thi học kỳ 1 môn Địa lý Khối 7 ở Trường THCS Mỹ An, chúng tôi theo dõi sát sao sự việc, cảm thấy rất bất bình về hành vi bao che vi phạm của Trưởng phòng Giáo dục Đỗ Phi Sơn và UBND huyện Mang Thít ra báo cáo sai sự thật.

Hiệu phó Châu Chánh Ngôn

Ở làng Mỹ An này ai còn lạ gì Hiệu phó Châu Chánh Ngôn của Trường THCS Mỹ An, Ngôn là con trai lớn của bà Bảy Mụ và ông Châu Văn Hải (còn gọi là ông Giáo Hải, hay ông Robert Hải) là một sĩ quan biệt phái của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước 1975. Ông Giáo Hải tính tình cương trực, liêm chính nhưng con trai Châu Chánh Ngôn thì ngược lại hoàn toàn. Ngôn sở hữu cặp mắt trắng dã, môi thâm sì, ánh mắt láo liên, tướng đi rút hình rút dạng như thủ võ là biểu hiện của con người xảo trá, thâm hiểm, điêu ngoa. Khi đứng lớp dạy học sinh, Ngôn có thái độ hách dịch, phách lối, xem thường học sinh, đã nhiều lần Ngôn đánh đập, chửi bới học sinh đến nỗi phụ huynh đến nhà mắng vốn ông Giáo Hải thì Ngôn mới đỡ hơn một chút. Đã có nhiều học sinh than vãn với nhau rằng: “Ám ảnh lớn nhất cuộc đời tao là bị học môn Địa của thầy Ngôn”, hay “thằng Ngôn là thằng thầy giáo mất dạy nhất mà tao từng gặp”, hoặc là “Thầy Ngôn kỳ lắm, học sinh nào không đến nhà thầy photo tài liệu là lên lớp thầy đì sát ván”, hoặc là “Thầy Ngôn thích quà cáp, chỉ nhận quà đắt tiền, tặng quà bèo là thầy mang trả lại, làm bộ nói khéo là giáo viên không được nhận quà”. v.v.

Ngược lại, Châu Chánh Ngôn rất xu nịnh lãnh đạo cấp trên, cứ mỗi dịp lễ tết là nhiều người thấy Ngôn đến nhà thầy Tăng Vĩ Huy – Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mang Thít, và ông Đỗ Phi Sơn – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mang Thít để biếu quà. Ngôn rất hám danh, tự hào về thành tích của bản thân, bước vào nhà Ngôn là thấy treo đầy giấy khen từ tiểu học đến trung học phổ thông, cùng với những danh hiệu, bằng khen chen chút với nhau. Cũng vì vậy, Ngôn từ một giáo viên dạy Địa quèn cố gắng phấn đấu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó bỏ một số tiền lớn cho ông Đỗ Phi Sơn để được nâng đỡ lên chức Hiệu phó vào tháng 11 năm 2019. Lúc nhận chức Hiệu phó, Ngôn tự tin mình sẽ lên Hiệu trưởng trong tương lai không xa, rồi dần dần tiến vào làm chính quyền để thăng tiến.

Tuy nhiên, gia cảnh Ngôn không mấy khá giả, lại bỏ ra một số tiền lớn để mua chức Hiệu phó nên phải tìm cách gỡ vốn, vụ việc động trời nâng điểm thi Địa lý Khối 7 là kết quả từ ý tưởng gỡ vốn mua chức Hiệu phó của Ngôn. Bởi vì chuyên ngành của Ngôn giảng dạy là môn Địa lý, nên môn học này là đối tượng để Ngôn ra tay. Ngôn biết rõ tính cách, hoàn cảnh của từng giáo viên dạy môn Địa lý ở trường THCS Mỹ An, nhận thấy cô Nguyễn Thị Bạch Ngọc phụ trách môn Địa lý khối 7 có tính cách cam chịu, nhịn nhục, cuộc sống túng quẫn, nợ nần chồng chất, bệnh tật triền miên nên dễ bị ức hiếp nhất. Kế hoạch của Ngôn là “đánh úp” môn Địa lý khối 7, bằng cách sửa đề thi đề nghị của cô Bạch Ngọc, để đề thi không nằm trong đề cương cô Bạch Ngọc dặn học sinh ôn tập, học sinh sẽ làm bài điểm kém và phụ huynh hoảng hốt bỏ tiền chạy chọt cho thầy Ngôn để con cái không bị khống chế môn học. Cuối tháng 12/2019, sau khi kỳ thi học kỳ 1 năm học 2019 – 2020 kết thúc, học sinh khối 7 ngỡ ngàng vì đề thi môn Địa không nằm trong đề cương ôn tập, rất ít học sinh làm bài đạt trên trung bình, còn cô Bạch Ngọc cũng ngỡ ngàng, lúc chấm bài thì buồn bã vì điểm thi học sinh quá kém. Ở lần chấm điểm đầu tiên, cô Bạch Ngọc chấm điểm và ghi rõ số điểm bằng chữ trên bài thi sau đó nộp về văn thư. Lúc này, kế hoạch “gỡ vốn” của Hiệu phó Châu Chánh Ngôn đã gần như thành công. Sau đó, cô Bạch Ngọc nhận lệnh của Hiệu phó gặp văn thư lấy bài thi chấm lại, lần thứ hai cô Bạch Ngọc chấm điểm bằng số khoanh tròn. Nhìn vào các bài thi có thể thấy nâng điểm rất rõ ràng và trơ trẽn, điểm thật là ghi bằng chữ, còn điểm nâng ghi bằng số khoanh tròn. Người dân chúng tôi nhận thấy cô Bạch Ngọc không chỉ giàu kinh nghiệm trong chuyên môn, mà còn rất tinh tế trong cách chấm điểm, nâng điểm trơ trẽn là cách cô Bạch Ngọc để lại dấu hiệu hai lần chấm điểm và lời cầu cứu: “tôi không muốn làm như vậy”, nếu lỡ sự việc có bị phát hiện thì có nhân chứng, vật chứng chứng minh cho cô Bạch Ngọc vô tội.

Cuối cùng, kế hoạch “gỡ vốn” của Châu Chánh Ngôn thực hiện trót lọt vì Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa nhu nhược, bao che, để cấp dưới lộng hành cũng không dám lên tiếng ngăn chặn. Không những thế, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa còn tiếp tay cho Hiệu phó Châu Chánh Ngôn trù dập những giáo viên lên tiếng khiếu nại vụ việc môn Địa Khối 7, chèn ép đến đường cùng đến nỗi các giáo viên phải viết thư cầu cứu nói lên sự thật. Về phần phụ huynh, nhiều người than rằng: “Không lẽ con mình điểm thấp tự nhiên được điểm cao, không ai cho không cả, phải có cái gì đó, nói ra thì mắc cỡ”, hoặc “Công an hỏi về tặng quà cho thầy Ngôn thì đương nhiên phải chối rồi, không lẽ nhận để mang tội đưa hối lộ”.

Sự việc nâng điểm thi bị đổ vỡ, Châu Chánh Ngôn luôn được Trưởng phòng GD-ĐT Đỗ Phi Sơn bao che và đổ hết tội lỗi cho cô Bạch Ngọc. Trưởng phòng Đỗ Phi Sơn thì mọi người cũng biết rồi, đó là hạng Sở Khanh lừa tiền lừa tình phụ nữ, tính tình tham tiền, tráo trở như bánh phồng. Vì ông Phi Sơn đã ngậm một số tiền lớn của Châu Chánh Ngôn nên phải bao che đến cùng, nhất là về phương diện truyền thông. Ông Phi Sơn nhờ có chị ruột Đỗ Phi Nga làm ở Đài truyền hình Vĩnh Long, có chồng làm quan to nên quan hệ rất rộng với các phóng viên, vì vậy ông Phi Sơn đã bỏ rất nhiều tiền thuê mướn những tên “đĩ bút” như là phóng viên Việt Dũng (Báo Giáo dục Việt Nam), phóng viên Ca Linh (Báo Người Lao Động), phóng viên Công Ngôn (Báo Vĩnh Long) đăng tin sai sự thật đổ lỗi cho cô Bạch Ngọc. Những phóng viên này viết bài cũng rất bá đạo, viết trơ trẽn tên người tố cáo và giấu tên người vi phạm, đặc biệt là giấu tên của Châu Chánh Ngôn. [Admin xin bình luận] Đây là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Tố cáo 2018, cụ thể tại Khoản 3, Điều 8 Luật Tố cáo cấm: Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo”.

Ngày 13/6/2020, người dân chúng tôi đọc bài báo “Đã có hình thức kỷ luật người vi phạm vụ nâng điểm môn Địa ở Vĩnh Long” của phóng viên Việt Dũng – Báo Giáo dục Việt Nam đăng lúc 6 giờ 37 phút. Chúng tôi nhận thấy hình thức kỷ luật khiển trách và cảnh cáo là quá nhẹ đối với hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng là nâng điểm hơn 160 bài thi. Đặc biệt là đối với Hiệu phó Châu Chánh Ngôn – người chủ mưu chỉ đạo nâng điểm thi, có đoạn ghi âm chứng minh Châu Chánh Ngôn nhận lỗi trước Hội đồng Sư phạm Trường THCS Mỹ An (ngày 26/12/2019), nhưng Ngôn vẫn đổ lỗi cho một mình cô giáo Nguyễn Thị Bạch Ngọc.

Xin mời quý độc giả nghe lại đoạn ghi âm:

[audio mp3="http://acbamientay.xyz/wp-content/uploads/2020/05/Thay-Ngon-nhan-loi-ngay-26-12-2019-Cuoc-hop-Hoi-dong-Su-pham-so-ket-HK1.mp3"][/audio]

Người dân chúng tôi cũng cung cấp thông tin rằng Hiệu phó Châu Chánh Ngôn đã “tốt bụng” soạn thảo và đánh máy bản kiểm điểm cho cô Bạch Ngọc nộp cho Hội đồng kỷ luật tại UBND huyện Mang Thít hôm 11/6/2020. Như vậy, bản kiểm điểm của cô Bạch Ngọc được soạn thảo theo chủ ý của Ông Châu Chánh Ngôn. Trước hành vi gian dối này, người dân chúng tôi thật sự bức xúc, chúng tôi đề nghị hình thức kỷ luật Hiệu phó Châu Chánh Ngôn từ cách chức đến buộc thôi việc.

Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan cấp trên lắng nghe thông tin này và xem xét xử lý đúng người đúng tội theo quy định của pháp luật!

Nhận xét